Món canh một nhĩ sẽ giúp bạn vượt qua hội chứng rối loạn tiền đình.
Mộc nhĩ – mao mộc nhĩ là một loại nấm quen thuộc trong nhà bếp của mỗi gia đình. Các món ăn được chế biến cùng mộc nhĩ rất ngon miệng. Và không chỉ đơn thuần là một món ăn, mộc nhĩ còn được sử dụng trong việc điều trị bệnh rối loạn tiền đình.
Nấu canh mộc nhĩ chữa rối loạn tiền đình.
Bệnh rối loạn tiền đình giờ đây không còn quá xa lạ với mọi người. Đây là một chứng bệnh nhẹ, có thể gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt là những ai thường xuyên phải suy nghĩ căng thẳng, ít vận động. Bệnh không quá nguy hiểm, nhưng có thể để lại những phiền toái cho cuộc sống, sức khỏe và công việc của bạn.
Rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn – Ảnh minh họa
Bên cạnh việc uống thuốc điều trị, dinh dưỡng cũng góp một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh rối loạn tiền đình. Trong số các món ăn chữa tiền đình, canh mộc nhĩ đang được rất nhiều bà nội trợ mách nhau như một món ăn góp phần đẩy lùi hội chứng tiền đình.
Nguyên liệu chế biến canh mộc nhĩ
- 50 g thịt nạc thăn
- 30g mộc nhĩ
- 5 quả táo tàu
- 3 lát gừng mỏng
Cách làm:
- Bước 1: Ngâm mộc nhĩ cho nở ra sau đó rửa sạch rồi thái chỉ, thịt nạc thái mỏng.
- Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi nấu cùng với 600ml nước, đun sôi rồi vặn nhỏ bếp để hầm đến khi còn lại khoảng 200ml là được. Hoặc dùng nồi áp suất thì cho lượng nước ít hơn vì đun nồi áp suất không bị cạn nước.
Lưu ý: Trước khi áp dụng các biện pháp điều trị bệnh tiền đình, bạn nên đi khám bác sỹ để nhận được những lời khuyên, tư vấn tốt nhất.
Các tác dụng của mộc nhĩ
Bên cạnh việc điều trị rối loạn tiền đình, mộc nhĩ còn có rất nhiêu các tác dụng khác nhau với cơ thể con người như:
- Chữa mỡ máu cao, chống nghẽn mạch: Dùng nấm mèo (10g), thịt lợn nạc (50g), 5 quả táo tàu đen, 3 lát gừng, đổ vào 6 chén nước, sắc như sắc thuốc bắc, chỉ còn 2 chén, thêm vào ít muối, tí bột ngọt, rồi ăn như canh, mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục hằng ngày.
- Chữa hư lao khạc ra máu: Nấm mèo (50g), nấu nhừ, thêm đường phèn ăn thường xuyên, hoặc xào chín ăn.
- Chữa đại tiểu tiện ra máu: Nấm mèo (50g), sao thán tồn tính, tán nhuyễn để uống.
- Chữa tăng huyết áp, bệnh mạch vành: Nấm mèo (10g), ngân nhĩ (10g), ninh nhừ nêm đường phèn vừa đủ, ăn trước khi ngủ.
- Chữa trĩ ra máu: Nấm mèo (10g), quả hồng khô (30g), cùng nấu nhừ để ăn.
Mộc nhĩ có rất nhiều tác dụng với sức khỏe con người
- Chữa kinh nguyệt ra nhiều, máu kinh không cầm, sắc màu tươi rói, tâm phiền miệng khát, tiểu tiện vàng ít, cũng như huyết nhiệt rong kinh, dầm dề, trường phong ra huyết: Nấm mèo (30g), đường cát (15g). Nấm mèo xào bằng lửa nhỏ, thêm nước khoảng 300ml, sau khi chín nêm đường dùng.
- Chữa đại tiện không thông: Nấm mèo (30g), hải sâm (30g), phèo lợn (200g). Phèo rửa sạch, cắt đoạn nhỏ, cùng nấm mèo, hải sâm nấu chung, sau khi nêm nếm gia vị thì dùng.
- Chữa bệnh mạch vành, di chứng tai biến mạch máu não, chứng cao mỡ máu và tình trạng máu đông nhiều: Dưa chuột (150g) rửa sạch, thái lát. Nấm mèo, nấm tuyết mỗi thứ 100g (đã ngâm nở), rửa sạch, xé nhỏ. Nấm chần qua nước sôi, vớt ra, dội qua nước lạnh làm nguội, để ráo nước, đặt vào đĩa to, rưới lên dầu ăn, cho vào lò hầm vài giây, nêm gia vị vừa ăn.
Lưu ý, tuyệt đối không ngâm nấm mèo khô bằng nước nóng mà phải ngâm bằng nước lạnh, không được ăn nấm mèo tươi. Không nên sử dụng nấm mèo cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cũng như những người có ý định sinh con.
Có thể bạn quan tâm: Ai có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình?
Tiền Đình Khang (tổng hợp)