Tìm hiểu về rối loạn tiền đình trung ương

Rối loạn tiền đình trung ương là một trong hai dạng của hội chứng rối loạn tiền đình. Cùng Tiền Đình Khang tìm hiểu thêm về chứng bệnh này để có các phương pháp điều trị và phòng bệnh hiệu quả.

Rối loạn tiền đình trung ương là gì?

Trong một bài viết trước đây, chúng tôi đã gửi tới bạn đọc nội dung Rối loạn tiền đình ngoại biên. Như chúng ta đều biết, căn cứ vào những triệu chứng của bệnh, người ta chia hội chứng rối loạn tiền đình thành 2 dạng chính là rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên. Giống như rối loạn tiền đình ngoại biên, rối loạn tiền đình trung ương cũng để lại nhiều phiều toái cho cuộc sống của người bệnh.

Rối loạn tiền đình trung ương là bệnh lý thường gặp nhất với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh có biểu hiện chóng mặt, mất thăng bằng, đi đứng khó khăn, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng kèm theo nôn.

tim-hieu-ve-roi-loan-tien-dinh-trung-uong (1)

Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch, hạ huyết áp, thoái hoá cột sống cổ làm chèn ép mạch máu… Ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống

Khi bị rối loạn tiền đình trung ương, nếu nhẹ như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn,… người bệnh có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã. Nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn nhiều gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn. Người bệnh tỉnh táo, đầu không đau nhức nhưng nặng trĩu như bị nén, ép lại; sợ ánh sáng, tiếng động và sự thay đổi tư thế, muốn tìm sự yên tĩnh; huyết áp hạ, người mệt lả… gây khó khăn trong sinh hoạt cũng như khả năng lao động. Nếu kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi, mất thăng bằng, mất tập trung, mắt nhìn mờ, chân tay thường tê bì, run rẩy, suy nhược cơ thể,… ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, giảm chất lượng sống.

Người mắc rối loạn tiền đình trung ương phải làm sao?

Rối loạn tiền đình trung ương tuy không phải là một bệnh nặng, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, những triệu chứng của bệnh có thể gây ra những rắc rối trong cuộc sống và công việc của người bệnh.

Trước hết, người bệnh cần đi khám sớm tại các cơ sở y tế, bệnh viện để có được sự tư vấn chính xác của bác sỹ. Tuyệt đối không được coi thường bệnh nhẹ mà tự mua thuốc hoặc chữa bệnh theo những lời mách nước của người quen.

Về chế độ sinh hoạt, người bệnh nên thay đổi lại chế độ ăn uống của mình, hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, tăng cường rau xanh và hoa quả trong khẩu phần ăn hàng ngày để có thêm Vitamin. Đặc biệt, cần ăn đúng giờ và đủ bữa để đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ năng lượng.

tim-hieu-ve-roi-loan-tien-dinh-trung-uong (2)

Tránh thức khuya, làm việc quá căng thẳng. Trong trường hợp bạn làm các công việc liên quan đến trí óc như nghiên cứu, sáng tạo… nên có những quãng nghỉ trong ngày để hệ thần kinh được thư giãn. Bạn cũng nên dành 30 phút – 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày để tập thể dục, vận động nhé.

Chi tiết về cách sinh hoạt cho người mắc rối loạn tiền đình, bạn có thể thảm khảo tại bài viết sau: http://tiendinhkhang.com.vn/che-do-sinh-hoat-cho-nguoi-mac-roi-loan-tien-dinh-495/

Theo Tiendinhkhang.com.vn