Nguy cơ đột quỵ từ rối loạn tiền đình

Hội chứng Rối loạn tiền đình là hội chứng rất phổ biến hiện nay và nó đang có xu hướng gia tăng ở đối tượng lao động trí óc. Người bị rối loạn tiền đình do thiếu máu não có nguy cơ đột quỵ cao.

Xem chi tiết: Tổng quan về bệnh rối loạn tiền đình

Triệu chứng và nguyên nhân

Tiền đình là một bộ phận phức tạp, nằm ở phía sau ốc tai hai bên, có  vai trò điều chỉnh thăng bằng tư thế và  các phối hợp cử động mắt, đầu, thân mình. Rối loạn tiền đình gây ra trạng thái mất thăng bằng khi thay đổi tư thế làm cho người bệnh bị  chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi  đứng loạng choạng dễ té ngã.

Hiện nay, rối loạn tiền đình đang khá phổ biến do môi trường sống ô nhiễm, thời tiết khắc nghiệt, thực phẩm nhiễm độc, tâm lý căng thẳng…  Lứa tuổi trung niên, lão niên, phụ nữ tiền mãn kinh thường dễ mắc rối loạn tiền đình nhưng ngày nay bệnh có xu hướng mở rộng đến độ tuổi đang làm việc.

Nguyên nhân thường gặp nhất của rối loạn tiền đình là do thiếu máu não và các nguyên nhân khác như nhiễm trùng, nhiễm độc, chấn thương sọ não… Thiếu máu não là do động mạch mang máu đến nuôi não bị thiểu năng bởi tình trạng xơ vữa, huyết áp thấp, thoái hóa cột sống cổ làm chèn ép mạch máu khiến não không được cung cấp đủ lượng máu.

Mạch máu não là hệ thống có  cấu trúc đặc biệt phong phú để nhận tới 20-25% lượng máu cơ thể lên nuôi não. Nơi đây liên tục diễn ra quá trình chuyển hóa, trao đổi chất và vì thế, liên tục sản sinh ra các gốc tự do. Gốc tự do tấn công lên lớp nội mạc mạch máu, làm tổn thương thành mạch, “dọn ổ” cho các chất béo, cholesterol, phospholipid lắng đọng, tạo nên những mảng xơ vữa làm lòng mạch hẹp lại, lưu lượng máu đến não giảm gây ra tình trạng rối loạn tiền đình và làm tăng nguy cơ đột quỵ.

nguy-co-dot-quy-tu-roi-loan-tien-dinhRối loạn tiền đình có khả năng gây đột quỵ (Ảnh minh họa)

Xem đầy đủ: Các biểu hiện của rối loạn tiền đình

Phòng ngừa và điều trị

Người bị rối loạn tiền đình cần đến các bác sĩ chuyên khoa để được nhận định đúng nguyên nhân và mức độ của bệnh, từ đó có hướng điều trị phù  hợp. Việc khống chế những cơn chóng mặt nặng là  rất cần thiết và phải kịp thời. Nên để người bệnh nằm nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh, tư thế  thích hợp, nếu bệnh nhân nôn thì cho uống bù  nước và điện giải.

Những đối tượng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao như người lao động trí  óc, người từ tuổi trung niên… nên có chế  độ phòng ngừa rối loạn tiền đình bằng cách hạn chế tiếp xúc môi trường ô nhiễm, không nên ngồi phòng lạnh và trước máy vi tính quá lâu. Bên cạnh đó, nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, siêng tập thể dục, ăn uống hợp vệ sinh và  đặc biệt cần bổ sung các chất chống gốc tự  do cho cơ thể. Bởi lẽ, gốc tự do không chỉ  là nguồn gốc của rối loạn tiền đình mà  còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý  não nguy hiểm như: sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson, thiếu máu não, thậm chí làm tăng nguy cơ đột quỵ…