Hội chứng rối loạn tiền đình tuy không phải là một bệnh nặng, tuy nhiên những ảnh hưởng của nó tới sức khỏe người bệnh đôi khi gây ra nhiều phiền toái trong công việc và cuộc sống. Bài viết sau của Tiền Đình Khang sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về một số bài thuốc điều trị rối loạn tiền đình do các nhà nghiên cứu về Y học cổ truyền sưu tập được.
Từ ngày xưa, các Thầy thuốc y học cổ truyền dân tộc đã nghiên cứu về các triệu chứng như cao huyết áp, xơ cứng động mạch não, thiếu máu, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình, bệnh ở não, bệnh ở tai trong… Các bệnh này, theo các nhà nghiên cứu đông y, tuy biểu hiện khác nhau nhưng gốc bệnh lại đều giống nhau, do đó, cách điều trị, tùy vào thể trạng và biểu hiện của bệnh sẽ có từng bài thuốc cụ thể. Để giúp cho người mắc rối loạn tiền đình có được những thông tin đa dạng và bổ ích, Tiền Đình Khang đã sưu tập được một số bài thuốc điều trị rối loạn tiền đình theo Y học cổ truyền. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn ít nhiều!
(Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, cần có sự tư vấn của bác sỹ trước khi quyết định sử dụng)
Có thể bạn quan tâm: Mắc rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì?
Điều trị can dương thượng kháng
Nguyên nhân:
- Can dương vốn thịnh, dương khí bốc lên gây chóng mặt
- Tình chí uất ức lâu ngày, uất lâu hoá hoả làm can âm hao tổn, can dương thượng kháng, nhiễu loạn thanh không gây chóng mặt
- Thận thuỷ hư không nuôi dưỡng được can mộc, làm can âm hư , can dương thượng kháng gây chóng mặt
- Ba nguyên nhân này có thể là nhân quả lẫn nhau như can dương thịnh sẽ làm can âm hư tổn, can âm hư tổn lâu ngày sẽ làm thận âm cũng hư tổn, thận âm hư tổn ngược lại sẽ làm cho can âm càng hư tổn thêm mặt khác can dương thịnh can âm suy sẽ làm cho người ta tình chí hay cáu giận uất ức, uất lâu lại hoá hoả..vì vậy trong khi điều trị nên đồng thời chú ý dự phòng cả 3 nhân tố trên ( trị vị bệnh).
Triệu chứng:
Huyễn vựng, ù tai, đau đầu, căng mắt, mặt lúc đỏ lúc không, cáu gắt, ngủ ít mơ màng, miệng đắng, lưỡi đỏ rêu vàng hoặc ít rêu, mạch huyền, huyền tế đới sác, khi giận dữ thì bệnh nặng lên
Phân tích:
Huyễn vựng, ù tai, đau đầu căng mắt là do can dương thượng cang nhiễu loạn thanh khiếu, dương thăng bập bùng nên mặt lúc đỏ lúc không, mạch huyền, miệng đắng, lưỡi đỏ rêu vàng, là biểu tượng của can dương vượng, lưỡi đỏ ít rêu, ít ngủ mơ màng mạch huyền tế đới sác là âm hư hoả viêm, khi giận dữ thì bệnh nặng lên là vì khi giận thì can khí nghịch lên trợ hoả thượng cang
Phương pháp điều trị : Tư âm thanh nhiệt, bình can tức phong
Dưỡng sinh :
Nên tập nằm thư giãn để tăng cường khả năng ức chế ( bổ âm )
Giữ cho tâm tình được thư thái, tránh những kích thích về tâm lý, như cáu giận, căng thẳng, đối địch, cố chấp.. . Người bệnh có thể thay đổi hoàn cảnh công tác, không nên đòi hỏi quá cao, mở rộng xã giao, cởi mở tâm tình, đi du lịch, nghe nhạc nhẹ nhàng . . .
Không nên ăn các đồ ăn kích thích như ớt, thịt chó, đồ nướng cháy, uống rượu, cà phê, thuốc lá… Nên ăn thanh đạm, nhiều rau tươi, hoa quả mát như lê, táo. . .
Bài thuốc điều trị thể khí huyết hư
Nguyên nhân : Người bị bệnh lâu ngày không khỏi, hoặc mới bị bệnh nặng, hoặc mới mổ, mới sinh con khí huyết bị hao tổn hoặc mất máu, hư không hồi phục, hoặc tỳ vị hư nhược không sinh được khí huyết làm khí huyết đều hư. Khí hư thì thanh dương không lên được não, huyết hư thì não không được nuôi dưỡng đều gây nên huyễn vựng
Triệu chứng : Sắc mặt xanh hoặc vàng úa, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên ăn kém, lưỡi nhạt ít rêu, móng tay móng chân không tươi, chóng mặt hoa mắt, mệt mỏi, tiếng nói nhỏ, ngại nói, kinh nguyệt không đều, lượng ít, sắc nhạt mạch tế nhược.
Phương pháp điều trị : Bổ dưỡng khí huyết kiện tỳ vị Hoặc có thể dùng Bát trân thang gia giảm
Châm cứu : Châm các huyệt Bách hội, Phong trì, Định huyễn, Cách du, Huyết hải, Túc tam lý, Nội quan, Tam âm giao
Tránh lo nghĩ, vì lo nghĩ sẽ làm hại đến tỳ, làm tiêu hao khí huyết, mất ngủ. Bệnh càng thêm nặng
Bài thuốc điều trị Đàm trọc trung trở
Nguyên nhân: Do ăn nhiều thứ béo ngọt làm tỳ vị bị tổn thương không vận hoá được đồ ăn thành tinh chất để nuôi cơ thể mà đọng tụ lại thành đờm thấp. Đờm thấp ngăn trở làm thanh dương không thăng, trọc âm không giáng gây huyễn vựng
Triệu chứng: Người béo trệ, chóng mặt, lợm giọng buồn nôn, ngực bụng đầy buồn, đầu nặng, ngủ li bì, ăn kém, sáng dậy khạc đờm, miệng nhạt, Lưỡi non bệu rêu dính, mạch nhu hoạt
Phương pháp điều trị : Kiện tỳ trừ thấp, hoá đờm tức phong
Châm cứu: Châm các huyệt Bách hội, Phong trì, Định huyễn, Túc tam lý, Phong long
Dưỡng sinh :
Nên tập các động tác xoay mình vặn sườn qua lại, xoa lườn, xoa bụng . . . có tác dụng kiện tỳ tiêu đờm
Nên ăn bí đao, dứa, khoai sọ, sứa biển, lươn, trạch, ý dĩ, có tác dụng lợi thuỷ, long đờm
Nên ăn uống thanh đạm, kiêng các loại đồ ăn quá béo, quá ngọt dễ sinh đờm
Bài thuốc điều trị Thận hư
Triệu chứng: Huyễn vựng, tinh thần mệt mỏi, hay quên, lưng mỏi chân yếu, di tinh, ù tai, mất ngủ, nhiều mộng
- Nếu thiên về dương hư thì chân tay lạnh, lưng lạnh, tinh thần uỷ mị, lưỡi nhạt, mạch trầm tế
- Nếu thiên về âm hư thì ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế
- Nếu thiên về dương hư thì sinh hàn nên chân tay lạnh, lưỡi nhạt, mạch trầm tế
- Nếu thiên về âm hư thì sinh nội nhiệt nên ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ, mạch huyền tế
Phương pháp điều trị :
Dương hư : bổ thận trợ dương
Âm hư : bổ thận tư âm
Phương dược:
A/ Bổ dương: Phế thận hoàn, hoặc Bổ dương hoàn (phòng khám đông y Nguyễn Hữu Toàn) hoặc Hữu qui hoàn ( Cảnh Nhạc toàn thư )
B/ bổ âm : dùng BỔ ÂM HOÀN (Phòng khám đy Nguyễn Hữu Toàn hợp với kỉ cúc địa hoàng hoàn (Y cấp)
Dưỡng sinh : xoa xát vận động vùng đầu và lưng mông và bụng dưới ( các huyệt Thận du, Mệnh môn, Chí thất, Quan nguyên, Khí hải …)
Giảm bớt tình dục để bảo tồn tinh khí . .
Chúc các bạn sức khỏe và hạnh phúc!
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiền đình là gì?
(Theo Thaythuoccuaban.com)