Giải mã hiện tượng choáng váng khi đứng dậy

Cảm giác chóng mặt choáng váng thì có lẽ ai cũng đã bị một lần. Nó thường xuất hiện khi chúng ta đang nằm, ngồi mà đứng lên hoặc thả mình vội xuống. Nhiều người nghĩ mình bị bệnh thiếu máu, song nếu hiện tượng này kéo dài có thể cảnh báo chứng rối loạn tiền đình, bất ổn về tim mạch, huyết áp,… Bài viết sau của Tiền Đình Khang sẽ giúp bạn giải mã nguyên nhân đằng sau hiện tượng này.

Vì sao lại có hiện tượng choáng váng khi đứng dậy

Theo lời dẫn của giáo sư thần kinh học Christopher Gibbons từ Đại học Havard cho biết việc chúng ta từng bị chóng mặt choáng váng khi đứng lên theo phần lớn thời gian không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Nguyên nhân là do cơ thể của chúng luôn chịu ảnh hưởng bởi trọng lực của trái đất, khi đứng lên đột ngột lực hấp dẫn sẽ tác động kéo máu về phía bàn chân khiến huyết áp bị hạ tạm thời. Để cân bằng lại, nhịp tim tăng và các mạch máu thắt chặt. Nếu cơ thể bạn kịp thời “bù đắp” trở về huyết áp bình thường bạn sẽ không thấy mệt. Thay vào đó nếu mạch máu giãn quá nhiều khiến quá trình bình ổn bị trì hoãn sẽ khiến lượng máu cấp cho não giảm khiến bạn bị choáng trong chốc lát.

Tuy nhiên nếu tình trạng chóng mặt choáng váng này kéo dài hoặc xuất hiện liên tục không chỉ lúc bạn đứng lên nằm xuống mà còn vào những lúc bình thường thì có thể đã có vấn đề xảy ra với cơ thể bạn.

Trường hợp là do bệnh hạ huyết áp, tình trạng bệnh lý này chủ yếu xảy ra ở tuổi già nhưng vẫn có khoảng 5% người dưới 50 tuổi mắc phải. Lúc này người bệnh cần đi khám để xác định tình trạng sức khỏe và có biện pháp xử lý phù hợp. Bởi sự nguy hiểm của choáng váng không chỉ cảnh báo chức năng của một bộ phận trong cơ thể đang trục trặc, mà còn ảnh hưởng gián tiếp đển các hoạt động bình thường hàng ngày. Thử tưởng tượng sẽ nguy hiểm như nào nếu bạn mất kiểm soát cơ thể lúc tham gia giao thông, đi cầu thang,…Điều bạn nên làm khi bị choáng váng

Khi bị chóng mặt choáng váng khi đứng dậy, bạn nên ngồi xuống hoặc nằm xuống, nhắm mắt lại để đầu óc đỡ quay cuồng, bình tĩnh hít thở sâu. Bạn nên chọn nơi có bóng râm, thoáng khí và tránh cử động mạnh.

Và để đảm bảo an toàn nhất nếu bạn thấy cơn choáng váng này kéo dài dù đã nghỉ ngơi được một lúc, hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ để xác định nguyên nhân thực sự.

Một số điều nên làm để bớt hoa mắt chóng mặt

  • Tránh xoay đầu vội những lúc cúi xuống, ngửa lên hay quay sang phía khác
  • Khi thay đổi tư thế như đứng lên hoặc nằm xuống cứ từ tốn để cơ thể kịp thời nhận được tín hiệu.
  • Không nên dùng bia, rượu, thuốc lá, các chất kích thích,… sẽ làm thay đổi tuần hoàn não.
  • Có lối sống sinh hoạt điều độ, chế độ ăn dinh dưỡng khoa học.

Nếu các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, choáng váng khi đứng dậy chỉ xuất hiện thoáng qua rồi tự biến mất, không xảy ra bất thường hay lặp lại thường xuyên thì là lành tính. Bạn chỉ cần thực hiện những lời khuyên trên là được. Tuy nhiên, nếu các biểu hiện này kéo dài, từ 30 phút trở lên hoặc xuất hiện cùng các triệu chứng bất thường của cơ thể, thì thường gắn với các bệnh lý nguy hiểm như: bệnh tim mạch và huyết áp, bệnh thần kinh, hội chứng rối loạn tiền đình,… Bạn nên đến bệnh viện để nhận được sự đánh giá chính xác. Bạn có thể tìm hiểu thông tin rối loạn tiền đình dưới đây để tham khảo: