Với nhịp sống ngày một tấp nập, hối hả, con người thường xuyên phải làm việc trong môi trường áp lực, căng thẳng, môi trường sống ô nhiễm, thời tiết khắc nghiệt, thực phẩm nhiễm độc,… thì rối loạn tiền đình càng trở nên phổ biến hơn. Hội chứng này có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là tuổi trung niên, lão niên, phụ nữ tiền mãn kinh. Ngày nay, bệnh còn có thể bắt gặp ở cả những người trẻ tuổi, những người làm việc trí óc, văn phòng. Người bị rối loạn tiền đình có nguy cơ đột quỵ khá cao, nhất là các trường hợp đi kèm các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch,…
Căng thẳng, mệt mỏi, nhức đầu
GS.TS Lê Văn Thính, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai nhận định: “Giới văn phòng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình rất cao do làm việc trong môi trường nhiều áp lực, ít vận động và thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính, phòng lạnh kín nên cột sống vùng cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày sẽ làm co thắt động mạch cột sống thân nền, dẫn đến rối loạn điều hòa máu lên não,…”.
Chị Nguyễn Thị Thu Hà 35 tuổi, nhân viên kế toán, gần đây thường phải chống chọi với những cơn chóng mặt kèm buồn nôn dữ dội của rối loạn tiền đình. Chị càng lo lắng khi biết rối loạn tiền đình do thiếu máu não có nguy cơ đột quỵ cao. “Giờ đây tôi mất ăn mất ngủ vì thường xuyên bị những cơn chóng mặt và buồn nôn hành hạ, gặp thời điểm chuyển mùa bệnh lại càng nặng hơn”, chị Hà cho biết.
Không dừng lại ở các cơn chóng mặt, buồn nôn như chị Hà, anh Trần Quang Thắng 40 tuổi, trưởng phòng kế hoạch của công ty truyền thông tại quận 1, TP HCM, còn gặp phải triệu chứng đáng sợ hơn. Nằm ngủ chỉ được một tư thế, sáng sớm anh thức giấc thì không thể ngồi dậy nổi, mở mắt ra lại thấy mọi thứ đều quay cuồng, đảo lộn. Ngoài ra, anh luôn cảm thấy đầu nặng trĩu như đeo đá, sợ tiếng động, ánh sáng. Có những hôm anh Thắng không thể làm việc vì ánh sáng hắt ra từ màn hình máy vi tính.
Nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiền đình được xác định là do thiếu máu não, ngoài ra cũng hay gặp những nguyên nhân như nhiễm trùng, nhiễm độc, chấn thương sọ não,… Thiếu máu não do tình trạng xơ vữa làm động mạch mang máu tới não bị thiểu năng, huyết áp thấp, thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép mạch máu khiến não không được cung cấp đủ máu.
Xem thêm: rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Tuần hoàn máu lên não và xơ vữa mạch máu não
Theo PGS.TS Nguyễn Kim Việt, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, tiền đình là một bộ phận phức tạp, nằm ở phía sau ốc tai hai bên, có vai trò điều chỉnh thăng bằng tư thế và các phối hợp cử động mắt, đầu, thân mình. Rối loạn tiền đình gây ra trạng thái mất thăng bằng khi thay đổi tư thế làm cho người bệnh bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng loạng choạng dễ té ngã. Gốc tự do được xác định là nguồn gốc của tình trạng thiếu máu não dẫn đến rối loạn tiền đình, PGS.TS Việt cho biết them: Mạch máu não là hệ thống có cấu trúc đặc biệt phong phú để nhận tới 20-25% lượng máu cơ thể lên nuôi não. Nơi đây liên tục diễn ra quá trình chuyển hóa, trao đổi chất và vì thế, liên tục sản sinh ra các gốc tự do. Gốc tự do tấn công lên lớp nội mạc mạch máu, làm tổn thương thành mạch, “dọn ổ” cho các chất béo, cholesterol, phospholipid lắng đọng, tạo nên những mảng xơ vữa làm lòng mạch hẹp lại, lưu lượng máu đến não giảm gây ra tình trạng rối loạn tiền đình và tăng nguy cơ đột quỵ.
Tắc mạch máu não
Một nghiên cứu gần đây về dịch tễ học ở Mỹ ước tính 35% người từ 40 tuổi trở lên đã trải qua một số cơn rối loạn tiền đình. Cũng tại Mỹ, Viện Quốc gia về chứng điếc và rối loạn giao tiếp khác (NIDCD) báo cáo 80% những người từ 65 tuổi trở lên thường bị chóng mặt, trong đó chóng mặt do rối loạn tiền đình chiếm khoảng 50%.
Rối loạn tiền đình không gây ra những triệu chứng nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, công việc và sức khỏe lâu dài. Các triệu chứng của bệnh có thể chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biến mất, nhưng cũng có thể kéo dài. Tình trạng này thường lặp đi lặp lại khiến người bệnh bị chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu, chân tay run rẩy, trầm cảm, suy yếu, mệt mỏi,… Tồi tệ hơn là chứng chóng mặt làm tăng nguy cơ té ngã, gây tai nạn khi đang lái xe.
Giải pháp nào giải quyết dứt điểm chứng rối loạn tiền đình?
Ngày nay, với sự phát triển của đông y, nhiều loại thảo dược ghi nhận với các tác dụng không thua kém thuốc tây mà việc sử dụng lại rất an toàn. Trong điều trị rối loạn tiền đình cũng không phải ngoại lệ. Hiện nay, nhiều người đang có xu hướng lựa chọn các sản phẩm từ thảo dược để điều trị và phòng ngừa chứng bệnh này.