Khi nào cần đi khám rối loạn tiền đình?

Rối loạn tiền đình nếu phát hiện và chữa trị sớm sẽ hạn chế được những ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của chúng ta.

Một bạn đọc là nhân viên kế toán tại một công ty trên đường Duy Tân, Hà Nội thắc mắc:

“Thưa bác sỹ, thời gian gần đây tôi thấy các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin nhiều về hội chứng rối loạn tiền đình. Mặc dù chưa đi khám, nhưng theo như mô tả những biểu hiện của bệnh tiền đình, tôi thấy mình cũng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình. Bác sỹ cho tôi hỏi khi nào cần đi khám rối loạn tiền đình? Tôi cảm ơn bác sỹ!”

nhung-nguyen-nhan-khien-ban-thuong-bi-chong-mat-1

Rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn – Ảnh minh họa

Để giải đáp câu hỏi này của bạn, chúng tôi đã liên hệ với Bác sỹ Nguyễn Tiến An, người có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và điều trị các bệnh liên quan tới hệ thần kinh.

BS. Nguyễn Tiến An cho hay, chóng mặt ít khi là triệu chứng của một bệnh lý trầm trọng, nhưng nếu thấy xuất hiện một trong các triệu chứng sau như nhức đầu đột ngột, sốt từ 38 độ C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật, nhìn đôi, mất thị lực, giảm thính giác… thì nên đi khám ngay.

Người bệnh cũng cần đến gặp bác sĩ khi bị mất định hướng không gian và thời gian. Nói khó khăn, tay chân run rẩy, cảm thấy lảo đảo, muốn té ngã, tê các đầu ngón chân, ngón tay, đau tức ngực hoặc nhịp tim nhanh hay chậm bất thường, cũng là các triệu chứng bệnh.

Đặc biệt, bệnh nhân tuyệt đối không tự mua thuốc uống theo mách bảo, theo đơn thuốc cũ vì ngoài RLTĐ, các dấu hiệu này có thể báo hiệu những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng.