Hội chứng rối loạn tiền đình – hay còn gọi là bệnh tiền đình – là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Không chỉ mỗi ở người già, bệnh còn có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi.
Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Rối loạn tiền đình không phải là bệnh lý mà là một hội chứng, gây nên bởi các tổn thương hệ thần kinh, tai, tim mạch, mắt, tâm thần và một số trường hợp lại là do thuốc tây. Chẩn đoán rối loạn tiền đình khó chỉ ra được vị trí tổn thương và nguyên nhân gây nên nó.
Đau đầu, chóng mặt là biểu hiện của bệnh tiền đình – Ảnh minh họa
Rối loạn tiền đình thường có những dấu hiệu sau đây:
- Đau đầu, chóng mặt
- Đi không vững
- Buồn nôn
- Ngất
Đây là một bệnh nhẹ, và chúng ta hoàn toàn có thể điều trị bệnh được bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, nếu chủ quan không chữa bệnh kịp thời, rất có thể bạn sẽ gặp phải những tình huống không mong muốn sau đây:
- Dễ gặp tai nạn khi đang lái xe hay trèo cao do bị rối loạn tiền đình.
- Hay bị say tàu xe
- Cơ thể luôn mệt mỏi, thiếu sức sống
- Công việc bị đình trệ do sức khỏe kém
- Rối loạn tiền đình có thể gây điếc
Những ai có nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình?
Một nghiên cứu gần đây về dịch tễ học ở Mỹ ước tính 35% người từ 40 tuổi trở lên đã trải qua một số cơn rối loạn tiền đình. Cũng tại Mỹ, Viện Quốc gia về chứng điếc và rối loạn giao tiếp khác (NIDCD) báo cáo, 80% những người từ 65 tuổi trở lên thường bị chóng mặt, trong đó chóng mặt do rối loạn tiền đình chiếm khoảng 50%.
Tuy nhiên, không phải chỉ có người già mới có thể mắc bệnh này. Rối loạn tiền đình còn có thể gặp phải ở những người trong nhóm sau:
- Nhân viên văn phòng: Nguy cơ mắc rối loạn tiền đình rất cao do phải làm việc với áp lực cao, suy nghĩ nhiều, nhưng lại không có thời gian vận động. Không chỉ duy rối loạn tiền đình, đây còn là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh khác như béo phì, xoang, gút…
Dân văn phòng là nhóm đối tượng dễ mắc rối loạn tiền đình – Ảnh minh họa
- Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh: Những thay đổi về tâm lý (bốc hỏa, toát mồ hôi, hay cáu gắt,..) do suy giảm nội tiết gây ra chứng mất ngủ, ngủ không sâu,.. lâu dài dẫn đến stress, trầm cảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh, tim mạch. Đây chính là nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn tiền đình cũng như nhiều loại bệnh lý khác.
- Người thường xuyên chịu căng thẳng về đầu óc, ít vận động.
- Học sinh, sinh viên cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng này.
Có thể bạn quan tâm: Rối loạn tiền đình ở phụ nữ tiền mãn kinh
Làm gì khi mắc rối loạn tiền đình?
Khi mắc hội chứng rối loạn tiền đình, bạn nên áp dụng những biện pháp sau để hạn chế những ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe và cuộc sống của mình:
- Uống nhiều nước: trung bình mỗi ngày nên uống tầm 2 lít nước
- Tạo thói quen vận động mỗi ngày: bạn nên tập thể dục đều đặn, có những khoảng thời gian vận động ngắn trong giờ làm việc.
- Ăn nhiều các loại rau, củ quả tươi, đặc biệt là rau họ cải
- Hạn chế ăn các loại đồ ngọt, các thực phẩm chiên rán.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích
- Tránh để cho hệ thần kinh phải làm việc quá căng thẳng trong một thời gian dài. Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
- Ngủ đủ 8 tiếng/ ngày
Xem đầy đủ: Cách điều trị bệnh tiền đình
Theo Tiền Đình Khang (tổng hợp)