Tầm quan trọng của cơ quan tiền đình

Khái niệm “tiền đình” không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên không hẳn tất cả chúng ta đều hiểu rõ về cấu tạo và vai trò của cơ quan này đối với sức khỏe con người.

Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai (hai bên), có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Ở đây, các tín hiệu âm thanh được chuyển từ dạng cơ học sang dạng xung thần kinh để dẫn truyền theo dây thần kinh thính giác (dây số 8) truyền về não. Cơ quan chuyển xung âm thanh dạng cơ học sang dạng điện thần kinh là ốc tai. Gắn liền với ốc tai là ba vòng bán khuyên, tạo hình 3D trong không gian, giúp cơ thể nhận biết vị trí của mình trong không gian 3 chiều.

Tiền đình có nhiệm vụ chính là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay… hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác này của cơ thể và giúp cơ thể có tư thế thăng bằng. Tiền đình được điều khiển bởi các nhóm thần kinh cao cấp nằm trong não bộ. Khi hệ thống tiền đình gặp phải những tác động xấu, có thể gây ra hội chứng rối loạn tiền đình.

1. Cấu tạo của cơ quan tiền đình.

Mê đạo màng: nằm trong mê đạo xương ở tai trong, chứa nội dịch. Bao gồm: ốc tai, soan nang, cầu nang và các ống bán khuyên.

Ống bán khuyên: mỗi tai có 3 ống bán khuyên: bên, trước và sau, nằm thẳng góc với nhau, phần phình ra mỗi ống đổ vào soan nang gọi là bóng (ampulla) chứa các thụ thể kích thích khi xoay đầu. Ví dụ khi xoay đầu sang trái thì ống bán khuyên báo cho biết đầu quay theo hướng nào và nhanh như thế nào.

Soan nang, cầu nang: có các thụ thể cho các cảm giác về trọng lực và gia tốc thẳng. Ví dụ: nếu đầu nghiêng về một bên, các thụ thể sẽ báo góc nghiêng, đầu có nghiêng ra trước hoặc ra sau klhông; khi chạy xe gia tăng tốc độ, ngừng lại đen đỏ các thụ thể sẽ cho cảm tưởng gia tăng tốc độ.

tam-quan-trong-cua-co-quan-tien-dinhCấu tạo của tiền đình (Ảnh minh họa)

 

2. Cơ quan nhận cảm

Mào: nằm trong bóng, được cấu tạo bởi các tế bào lông, phía trên các tế bào phủ một lớp gelatin gọi là đài (cupula), lông của tế bào nằm trong đài gồm có lông rung (kinocilium) và lông lập thể (stereocilia) còn đáy tế bào tiếp xúc với nơ-rôn của nhánh tiền đình.

Vết: ở trên soang nang và cầu nang được cấu tạo bởi các tế bào lông, phủ lên trên tế bào lông là sỏi tai (otoliths).

Nhân tiền đình: các bộ phận nhận cảm của tiền đình ngoại biên nằm ở mê đạo màng, thân tế bào ở hạch tiền đình, nhánh tiền đình của dây tiền đình ốc tai (dây VIII) đi đến nhân tiền đình nẵm giữa cầu não và hành não.

Chức năng nhân tiền đình:

  • Đồng nhất các thông tin đến từ mỗi bên của đầu.
  • Nhận các tín hiệu và tiếp tục truyền tới tiểu não.
  • Nhận các tín hiệu và tiếp tục truyền tới vỏ não cho nhận thức về giác quan vị trí và vận động.
  • Gởi mệnh lệnh đến các nhân vận động nằm ở thân não và tủy sống, các lệnh được đưa đến dây sọ (III, IV, VI, XI), bó tiền đình tủy sống chi phối trương lực cơ ngoại biên và bổ sung vận động đầu và cổ.​

tam-quan-trong-cua-co-quan-tien-dinh 1

3. Đường dẫn truyền

Thân tế bào của khoảng 19.000 neuron tiền đình ngoại biên xuất phát từ mào và vết mỗi bên tập trung ở hạch tiền đình và chấm dứt ở nhân tiền đình (ranh giới hành – cầu não) và thùy nhung nút của tiểu não. Các neuron tiền đình trung ương (từ nhân tiền đình) đi xuống tủy sống theo bó tiền đình sống và đi lên thân não theo bó dọc giữa đến các nhân dây thần kinh sọ điều khiển cử động mắt.

4. Vai trò và nhiệm vụ

Cơ quan tiền đình là một hệ thống giữ vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế, điệu bộ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình.

Tiendinhkhang (Tổng hợp)