Tìm hiểu về hội chứng rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là hội chứng gây ra một trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo…gây khó chịu, mệt mỏi. Bệnh rất hay tái phát, từ đó làm ảnh hưởng đến công việc, nhất là ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

Đối tượng của chứng rối loạn tiền đình:

  • Thiếu máu
  • Quan hệ tình dục không đều đặn.
  • Thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng.
  • Áp lực công việc lớn, phải ngồi lâu trước máy vi tính.
  • Huyết áp thấp khiến lượng máu lên não không đủ cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
  • Uống nhiều rượu, nhiễm độc thuốc hoặc hóa chất
  • Tổn thương hệ xương: viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…
  • Cơ thể bị nhiễm độc do hóa chất hoặc sử dụng thuốc
  • Người già , các cơ quan bị suy yếu, lão hóa.

hoi-chung-roi-loan-tien-dinh-21

Phân biệt triệu chứng chóng mắt

Chóng mặt thật sự: là cảm giác đồ vật xoay quanh bệnh nhân hoặc bệnh nhân xoay quanh đồ vật. Chóng mặt thật sự luôn luôn là một tổn thương tiền đình (trung ương hoặc ngoại biên).

Cảm giác chóng mặt: là cảm giác bị dịch chuyển trong không gian, tuy không rõ nét như chóng mặt thật sự nhưng nếu nó xảy ra chỉ khi quay đầu hoặc nặng lên rõ rệt khi quay đầu thì tổn thương thường cũng có nguồn gốc từ tiền đình.

Cảm giác mất thăng bằng: cảm giác này không kèm theo bất kỳ cảm giác khác lạ nào trong đầu. Nó có thể có nguồn gốc từ tiền đình nhưng cũng có thể có nguồn gốc từ tiểu não, từ cảm giác sâu (cảm giác bản thể), từ hệ thị giác. Cảm giác sợ hãi muốn té xuống hầu như trong đa số trường hợp có nguồn gốc từ tâm lý. Cảm giác choáng váng, cảm giác hoa mắt thường tương ứng với những bệnh lý tim mạch hoặc bệnh tâm thần.

hoi-chung-roi-loan-tien-dinh-2

Đặc điểm của cơn chóng mặt

  • Kiểu xuất hiện của chóng mặt: có thể xuất hiện đột ngột và có tính chất xoay tròn hoặc có thể xuất hiện từ từ với những cơn chóng mặt nhỏ nối tiếp nhau hoặc chỉ mất thăng bằng nhẹ lúc đi lại và sau đó triệu chứng này trở thành mãn tính.
  • Các dấu hiệu đi kèm: quan trọng nhất là các dấu hiệu về thính lực (giảm thính lực, ù tai, cảm giác tai bị đầy, điếc đặc), kế đến là các dấu hiệu về thần kinh thực vật (buồn nôn, nôn ói, lo lắng). Lưu ý là bệnh nhân hoàn toàn không mất ý thức.
  • Tiền sử của bệnh nhân: về tai mũi họng (viêm tai kéo dài), về thần kinh, chấn thương (chấn thương sọ não), về ngộ độc (ngộ độc thuốc, đặc biệt là các kháng sinh độc với tai), về mạch máu, về dị ứng.

Cần đi khám tiền đình khi nào?

  • Chóng mặt ít khi là triệu chứng của một bệnh lý trầm trọng, nhưng nếu thấy xuất hiện một trong các triệu chứng như nhức đầu đột ngột, sốt từ 38 độ C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật, nhìn đôi, mất thị lực, giảm thính giác… thì nên đi khám ngay.
  • Người bệnh cũng cần đến gặp bác sĩ khi bị mất định hướng không gian và thời gian. Nói khó khăn, tay chân run rẩy, cảm thấy lảo đảo, muốn té ngã, tê các đầu ngón chân, ngón tay, đau tức ngực hoặc nhịp tim nhanh hay chậm bất thường, cũng là các triệu chứng bệnh.
  • Bệnh nhân cần thiết phải đi khám vì ngoài rối loạn tiền đình, các triệu chứng và dấu hiệu này có thể báo hiệu những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng.

Tiendinhkhang (Tổng hợp)