Chào bác sĩ. Tôi là Hùng năm nay 57 tuổi. Gần đây thỉng thoảng tôi hay bị choáng váng đầu, mặt mày xây xẩm không rõ lý do nhất là khi đứng dậy hoặc đang đi bình thường cũng bị đôi lần. Đây có phải là bệnh không vậy bác sĩ? Nếu là bệnh thì cách chữa như nào. Tôi rất mong bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi. Chân thành cám ơn bác sĩ.
Nguyễn Thế Hùng
Đống Đa, Hà Nội
Trả lời:
Chào bác Hùng. Hiện tượng bị choáng váng đầu óc có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Để chữa trị trước hết cần xác định nguyên nhân chính dẫn đến cơn đau đầu, chúng tôi sẽ đưa ra một số thông tin để bác tham khảo và hiểu rõ hơn về vấn đề choáng váng đầu óc dưới đây:
Giải thích triệu chứng choáng váng
Choáng váng xảy ra do lượng máu não bị giảm đột ngột và không gây ra các tình trạng như đau tim, đột quỵ hay thiếu máu. Một số trường hợp choáng váng là báo hiệu của việc cơ thể đang gặp vấn đề bệnh lý nào đó, nếu để lâu có thể gây những biến chứng nghiêm trọng.
Khi bị choáng váng cơ thể bị giảm tầm nhìn và mất thăng bằng, không điều khiển được các hoạt động trong một thời gian ngắn. Các trường hợp thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy, nằm xuống, bất chợt xoay cổ ngửa cổ,… đều có thể khiến bác cảm giác muốn té ngã. Tình trạng này thuyên giảm khi bác nằm xuống nghỉ ngơi một lúc.
Tại sao có hiện tượng choáng váng
Ngoài những nguyên nhân đã được nhắc ở phía trên, một số vấn đề phổ biến gây ra choáng váng khác sau:
- Dị ứng
- Di chuyển từ vùng thấp sang vùng cao (thay đổi vị trí địa lý)
- Bị sốt, cảm
- Bệnh hạ đường huyết
- Thói quen sử dụng chất kích thích nếu dừng đột ngột sẽ cảm thấy tinh thần uể oải, xây xẩm mặt mày.
- Cơ thể thiếu nước dẫn đến hiện tượng chóng mặt kèm theo nôn ói, tiêu chảy, sốt
- Rối loạn tiền đình
- Tình trạng lo âu và căng thẳng kéo dài
Một số trường hợp, choáng váng có thể là triệu chứng bệnh lý nghiêm trọng dẫn đến các cơn đau tim, đột quỵ, mất kiểm soát cơ thể,… Bác nên đi khám bác sĩ khi có các biểu hiện cảnh báo sau:
- Cơ thể đau nhức không xác định đặc trưng từng vùng, thậm chí mất nhận thức.
- Cơ thể lảo đảo mất thăng bằng không thể đứng hay ngồi
- Thay đổi tâm lý sang hướng tiêu cực: trầm cảm, lo lắng hoảng loạn.
- Buồn nôn ói mửa, khó thở, đổ mồ hôi không rõ nguyên nhân cảm giác áp lực đau nhói ở ngực
Nếu bác có những triệu chứng như trên nên lập tức nhờ người đưa vào bệnh viện, đừng tự lái xe vì cơn choáng váng có thể đến đột ngột và khiến tình hình tệ hơn.
Cám ơn bác Hùng đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với những thông tin bác cung cấp chúng tôi chưa xác định được bệnh lý gây ra cảm giác choáng váng ở bác. Tuy nhiên, bác có thể tham khảo những thông tin trên để kiểm tra tình trạng của mình và sau đó bác nên đi khám để được chẩn đoán điều trị chính xác nhất. Chúc bác nhanh hết choáng váng, vui vẻ và khỏe mạnh.
Xem thêm:
Rối loạn tiền đình uống thuốc gì
Cách trị bệnh rối loạn tiền đình