Chóng mặt đột ngột có thể chỉ là cảm giác thông thường nhưng cũng có thể lá dấu hiệu cảnh báo sức khỏe cơ thể đang bị nguy hại. Cùng tiền đình khang tìm hiểu sâu hơn về biểu hiện này để biết được khi nào hoa mắt chóng mặt lại là dấu hiệu bệnh lý.
Chóng mặt đột ngột có thể là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng
Tìm hiểu về cảm giác chóng mặt
Chóng mặt là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và càng tăng khi tuổi càng cao. Đôi lúc cơn chóng mặt hoàn toàn vô hại chỉ mang tính chất tạm thời như do say nắng, đi tàu lượn siêu tốc, sợ hãi bất ngờ,… Tuy nhiên chúng chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn và hiếm khi xuất hiện lại nếu không rơi vào trường hợp tương tự. Nếu hiện tượng chóng mặt đột ngột xảy ra với tần suất nhiều hơn kèm theo một số dấu hiệu bất thường của cơ thể thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của mình.
Người bị hoa mắt chóng mặt có thể có cảm giác loạng choạng khi đi hoặc đứng. Có người thấy trời đất bỗng như tối sầm lại mất kiểm soát tạm thời hành động của cơ thể. Người thì lại thấy như say tàu xe, chao đảo kèm theo buồn nôn, mặt mũi trắng bệch, mồ hôi lạnh tóa ra.
Khi chóng mặt kèm theo các dấu hiệu như buồn nôn, mất cân bằng và mất phương hướng, tầm nhìn cùng thính lực bị suy giảm, gặp các vấn đề về nhận thức như: khó tập trung, mất trí nhớ ngắn hạn, mệt mỏi tinh thần thể chất, cảm xúc bất ổn,… thì rất có thể bạn đã mắc hội chứng rối loạn tiền đình.
Chóng mặt đột ngột nguy hiểm như nào?
Dù là những cơn chóng mặt thông thường do cơ thể phản xạ lại với những tác động ngoại cảnh thì vẫn có những ảnh hưởng nhất định gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống và công việc. Điều này càng thêm phần đáng ngại khi nó là có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến có triệu chứng là chóng mặt đột ngột.
Thiếu máu lên não
3 hệ thống chi phối chức năng giữ thăng bằng của cơ thể gồm: cơ quan tiền đình, hệ thống thính giác, hệ thống cảm thụ bản thể (nhận biết vị trí – tư thế cơ thể trong không gian). Khi lượng máu lưu thông không đủ sẽ ảnh hưởng đến chức năng điều tiết cân bằng dẫn đến việc chóng mặt quay cuồng, các hoạt động đi lại trở nên khó khăn.
Đột qụy thoáng quá: ngoài dấu hiệu chóng mặt còn kèm theo sự thay đổi một bên cơ thể, thị lực bị giảm, đau nhức đầu, khó phát ngôn.
Bệnh tim mạch
Các vấn đề tim mạch như tim đập thất thường, nhịp tim rối loạn, nhồi máu cơ tim, tăng hạ huyết áp,… làm ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp lên não gây hoa mắt chóng mặt, mấy ý thức. Một số trường hợp bệnh nhân huyết áp cao có kèm theo các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…
Hình minh họa: Chóng mặt đột ngột
Bệnh thần kinh/Rối loạn tiền đình
Chóng mặt đột ngột do rối loạn tiền đình: Tiền đình là vùng nằm sau ốc tai giữ vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, điều hòa và phối hợp các cử động mắt, đầu các phản xạ cơ và vận động thân mình nói chung.
Bệnh về tai
Đóng vai trò là một cơ quan duy trì cảm giác cân bằng cho cơ thể, nếu ở tai xuất hiện các vấn đề như viêm nhiễm, tổn thương, chất lỏng tích tụ,… thì có thể khiến bạn cảm giác mất cân bằng choáng váng chóng mặt.
Các bệnh khác
Chóng mặt cũng có thể là triệu chứng của các bệnh khác như: xuất huyết tiêu hóa, hội chứng tiểu não, rối loạn giấc ngủ, suy nhược thần kinh,…
Bạn nên làm gì?
Đầu tiên bạn có thể áo dụng một số mẹo chóng mặt, cân nhắc xem nguyên nhân có thể khiến mình bị chóng mặt và xem xét lại cơ thể có dấu hiệu gì bất thường không. Sau đó, nếu tình trạng này không thuyên giảm bạn nên đi khám bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ giúp bạn khám xét nghiệm để tìm được nguyên nhân chính xác.
Xem thêm