Chóng mặt thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?

Bạn thường xuyên bị chóng mặt choáng váng kèm theo các dấu hiệu bất thường khác của cơ thể, hãy cẩn trọng vì rất có thể bạn đã mắc một bệnh lý nào đó.

chong-mat-thuong-xuyen

Chóng mặt thường xuyên có thể là triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình

Cơ thể bị mất nước

Mất nước có thể khiến bạn rơi vào tình trạng chóng mặt thường xuyên, cảm thấy uể oải khó chịu. Để khắc phục cảm giác này bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, cảm giác chóng mặt choáng váng sẽ nhanh chóng tiêu thất.

Hạ đường huyết

Thường xảy ra lúc bạn quá đói hoặc ăn theo chế độ kiêng khem nghiêm ngặt. Mặc dù ăn nhiều đường không tốt cho sức khỏe, nhưng việc cắt giảm hoàn toàn đường sẽ làm thiếu hụt lượng đường có trong máu. Lúc đó bạn sẽ có các biểu hiện như run rẩy, bải hoải, chóng mặt hoa mắt, nhịp tim đập nhanh, cáu gắt,… Lúc này đây bạn có thể uống một cốc nước đường, ăn bánh kẹo sẽ giúp cân bằng lượng đường đang thiếu và hết khó chịu.

Đau nửa đầu migraine

Cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ cho đến vài ngày. Kèm theo đó là các dấu hiệu khác như giảm tầm nhìn, người nôn nao, lâng lâng, mệt mỏi,… Người bị đau nửa đầu có thể cảm thấy chóng mặt thường xuyên ngay cả khi không đau đầu hành hạ. Để giảm bớt các triệu chứng bệnh, cần lưu ý hạn chế sử dụng chất kích thích như bia rượu, caffein. Đồng thời bạn nên đi khám để có phương án điều trị phù hợp.

Hạ huyết áp

Triệu chứng giảm huyết áp thường gặp bao gồm chóng mặt, mặt mày tái nhợt, mất tập trung, buồn nôn, khát nước, thở ngắn gấp,… Nguyên nhân do huyết áp thấp làm giảm lượng máu lưu thông trong cơ thể gây ra sự suy giảm chức năng hệ thống thần kinh cùng các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu kéo dài có thể gây tổn thương cho các cơ quan này. Lúc này bạn nên uống một cốc nước và nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lưu thống lên não. Khi mới ngủ dậy, nên nằm thêm một lúc vặn mình một lúc rồi mới ngồi dậy, ngồi thêm một lúc rồi mới đứng lên.

Thiếu máu

Thiếu máu là một bệnh phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng, khi bệnh tiến triển nặng có thể gây ra các hiện tượng chóng mặt, mệt mỏi thậm chí là ngất xỉu. Thiếu máu là tình trạng sụt giảm lượng hồng cầu hoặc số lượng hồng cầu có trong máu thấp hơn bình thường dẫn đế sự đình trệ quá trình vận chuyển oxy. Do đó các cơ quan trong cơ thể không đủ khả năng hoạt động bình thường, não và một số cơ quan khác sẽ rơi vào trạng thái “ì” dẫn đến các triệu chừng trên. Bệnh này thường do chế độ ăn không đảm bảo chất dinh dưỡng, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt, vitamin.

Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) với các biểu hiện như mệt mỏi kéo dài, kể cả sau khi bạn được một giấc ngủ ngon. Người bệnh có các triệu chứng như chóng mặt, trí nhớ kém, khó tập trung, đau nhức cơ thể, chóng mặt,….

CFS là bệnh khá khó điều trị vì nó còn dựa trên tình trạng sức khỏe của mỗi người, nếu bạn nghi ngờ mình đang mắc chứng bệnh này thì bạn nên đi đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám cụ thể và điều trị đúng cách.

Rối loạn tiền đình

Hệ thống tiền đình nằm ở phía sau ốc tai giữ vai trò quan trọng duy trì tư thế, dáng bộ, và phối hợp hài hòa các cử động mắt, đầu thân mình. Hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể nhờ đường truyền dẫn thông tin – Dây thần kinh số 8. Mọi hoạt động đi đứng, di chuyển xoay người,… hệ thống tiền đình sẽ nghiêng lắc để giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi dây thần kinh số 8 bị tổn thương dẫn đến truyền các thông tin bị sai lệch hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tắc nghẽn có thể khiến cơ thể mất khả năng duy trì thăng bằng, chóng mặt hoa mắt, ù tai, buồn nôn,…

Xem thêm

Trên đây là một số bệnh lý thường gặp có triệu chứng là chóng mặt thường xuyên. Tùy vào từng loại bệnh sẽ có các biểu hiện kèm theo khác nhau. Bạn nên cân nhắc xem mình có bị chóng mặt thường xuyên và cơ thể có xuất hiện các dấu hiệu bất thường không? Nếu bạn chỉ thỉng thoảng mới bị chóng mặt thì có thể chưa có các vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên cùng các dấu hiệu bất thường thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra và thực hiện các chỉ định của bác sĩ nhằm chẩn đoán lâm sàn tình trạng sức khỏe của bạn, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp và kịp thời.