Công dụng của rau họ cải cho người mắc bệnh tiền đình

Dinh dưỡng đóng một vai trò rất lớn trong việc điều trị bệnh rối loạn tiền đình.

Như trong bài viết “Bệnh rối loạn tiền đình nên ăn gì” của Tiền Đình Khang đã đề cập, người bị bệnh rối loạn tiền đình nên tăng cường sử dụng các loại rau xanh trong khẩu phần ăn của mình, đặc biệt là các loại rau họ cải. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về thành phần của các loại rau họ cải tới bệnh tiền đình, cũng như sức khỏe của chúng ta nhé.

Công dụng của rau họ cải cho người mắc bệnh tiền đình

1. Cải thảo

Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt, chứa nhiều vitamin A, B, C, E. Hàm lượng nguyên tố vi lượng kẽm cao hơn cả thịt, cá. Cải thảo nấu chín chứa nhiều vitamin A, C, K, B2, B6, calcium, sắt, mangan, folat, cũng như nhiều thành phần hoạt chất có ảnh hưởng tốt đối với sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy họ cải như bông cải xanh, bông cải, bắp cải… có thể giúp ngăn ngừa các chứng ung thư buồng trứng, thận, tụy tạng nhờ vào chất glucosinolat, axít sinapic, flavonoid, thành phần kháng ôxy hóa phenolic và carotenoid.

Những người có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải, nên thận trọng với cải thảo. Cũng nên biết thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của vài loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.

Cải thảo có thể dùng nấu canh ăn như các loại rau cải khác, cũng có thể ăn sống, muối chua, làm nộm như rau xà lách, nấu lẩu, xào… Khi chế biến cải thảo, bạn không nên nấu chín quá sẽ làm cải mất độ ngon, giòn và các vitamin dễ tan ở nhiệt độ cao.

1

2. Cải trắng (cải chít/cải thìa)

Rau cải bẹ trắng còn gọi là rau cải trắng chứa nhiều chất bổ và vitamin. Hạt cải trắng gọi là bạch giới tử, có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu đờm, thuận khí, trị lao truyền nhiễm, đau phong.

Cải bẹ trắng là món rau ăn quen thuộc. Lá cải bẹ trắng có thể chữa đau dạ dày, bệnh cam răng. Hạt cải bẹ trắng có vị cay, tính ấm, không độc có tác dụng trị đau răng, trị ho, tiêu thũng, tiêu đờm, thông kinh mạch. Nếu bạn hay người nhà bị đau bụng dưới, đau đầu, cam răng…, có thể khắc phục bằng cách sử dụng lá hoặc hạt cải bẹ trắng.

Rau cải bẹ trắng chứa nguyên tố vi lượng cùng các hoạt chất thực vật (Phytochemicals) đặc biệt là có vitamin C, chống ôxy hóa mạnh. Các nhà dinh dưỡng học đã chứng minh, người lớn nếu một ngày ăn 500g cải trắng, lượng canxi, sắt, carpten và vitamin cầu thiết cho cơ thể sẽ được cung cấp nhiều, giúp đầu óc bình tĩnh, giảm mệt mỏi, giảm cholesterol…

>>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh rối loạn tiền đình chữa khỏi được không?

2

3. Cải xoong

Rau cải xoong có tác dụng rất tốt giúp bảo vệ sức khoẻ. Cải xoong chứa nhiều vitamin C, B1, B6, K, E, sắt, canxi, magiê, mangan, kẽm và kali hơn so với bông cải xanh, táo và cà chua nên đã giúp bảo vệ sức khỏe, chống oxy hóa, chống độc, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống hiện tượng lão hoá bệnh lý, giữ gìn nét tươi trẻ.

Ngoài ra, nhiều yếu tố khoáng chất rất dễ hấp thu như canxi, iôtvì chúng đều ở dạng liên kết hữu cơ. Nếu lượng canxi đầy đủ mỗi ngày cho cơ thể là 1.000mg thì sẽ giúp người ta ít mắc bệnh tim và góp phần chống lão hoá.

Một ngày ăn khoảng 10 – 15g cải xoong là có thể đảm bảo đủ lượng i-ốt, giúp cơ thể chống được bệnh còi xương, bệnh béo phì, các bệnh ngoài da,  xơ cứng động mạch ở người cao tuổi

Trong 100g rau cải xoong, Protein  chiếm 1,7 – 2g, chất béo 0,2 – 0,3g, gluxit 3 – 4g, chất xơ 0,8 – 1g, vitamin A, B1, B2, C và nhiều chất khoáng khác. Đặc biệt, lượng i-ốt trong rau cải xoong rất cao 20 – 30mg/100g…

Rau cải xoong giúp ta ăn ngon miệng và có tác dụng giải độc, lợi tiểu, có nhiều chất xơ nên tác dụng tốt đối với dạ dày, có tác dụng thông gan mật và góp phần làm giảm bệnh ứ máu. Món ăn rau cải xoong nấu với cá tươi vừa ngon, bổ, mát, có tác dụng giải nhiệt, phòng nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, chữa bệnh phổi.

cai-xoong-xao-toi-6

4. Củ cải trắng

Củ cải là loại thực phẩm tương đối dễ sử dụng. Có thể dùng chế biến nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, cá; xào với mỡ, xào thịt; muối dưa ăn xổi, làm dưa ăn quanh năm , làm củ cải muối, phơi khô dự trữ để làm dưa góp.

Trong y học dân tộc, củ cải được dùng trong trường hợp ăn uống không ngon miệng, dùng trị bệnh hoại huyết, còi xương, lên men trong ruột, đau gan mạn tính, vàng da, sỏi mật, viêm khớp, thấp khớp và các bệnh về đường hô hấp (ho, hen).

Đông y cũng dùng củ cải chữa bệnh lỵ, giải độc và dùng ngoài đắp trị bỏng. Hạt dùng chữa chứng phong đờm, suyễn, lỵ, mụn nhọt, đại tiểu tiện không thông… Lá dùng chữa khản tiếng, chữa xuất huyết ở ruột.

* Lưu ý: người bướu cổ do suy giáp không nên ăn nhiều củ cải trắng. Chúng ngăn chặn việc chuyển đổi hormone thyroxine (T4) và tri-iodothyronine (T3) ở tuyến giáp, có vai trò quan trọng trong việc điều hòa các chuyển hóa của cơ thể như tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng và phát dục, kích thích tim co bóp, tăng chuyển hóa tạo thân nhiệt, kích thích hoạt động của hệ thần kinh…

Không nên ăn Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho. Vì ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.

>>> Mời bạn xem thêm: Bị rối loạn tiền đình phải làm gì để khỏi bệnh?

4

5. Cải bắp

Theo Đông y, cải bắp vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu. Cải bắp cũng giúp chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch và nhiều loại bệnh khác.

Còn theo Tây y, cải bắp đã được dùng để chữa nhiều bệnh thông thường như mụn nhọt, sâu bọ đốt, giun, đau dạ dày.

Cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ goitrin. Chất này có tác dụng chống ôxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Vì vậy, người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra. Với những người này, nên ăn bắp cải ở một lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến. Khi ấy Goitrin sẽ bị phân hủy hết.

Đặc biệt, đối với người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải. Người táo bón, tiểu ít thì không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

5

6. Cải cúc

Rau cải cúc là loại rau dễ mọc và nấu cũng nhanh,thường thì chúng ta dùng để ăn lẩu vì đặc tính của rau cải cúc là nhanh chín và ăn như thế sẽ ngọt và giữ được chất dinh dưỡng nên cũng là một loại rau được ưa chuộng với đa số.Rau cải cúc còn được gọi là cải tần ô, rau cúc, rau tần ô… Là cây thảo sống hằng năm, lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần. Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, thơm. Mùa hoa vào tháng 1 – 3. Rau cải cúc giàu dinh dưỡng như chứa 1,85% protid 2,57% glucid, 0,43% lipid và còn có nhiều vitamin A, B, C…

Theo quan niệm Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt. Dùng lá tươi, hoặc đã phơi khô trong mát (âm can) không phơi nắng (làm mất tinh dầu thơm).Cải cúc tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật có tác dụng hạ huyết áp, bổ não, những chất xơ thô tốt cho tiêu hóa, thông tiện và giảm cholesterol.

Chú ý: Không dùng cháo rau cải cúc cho người có thể trạng hư hàn, lạnh bụng, tiêu chảy.

Các món ngon với  rau cải cúc: Cải cúc nấu canh thịt hoặc tôm, cải cúc trộn salad, canh cải cúc rong biển trị ho, dùng làm thực phẩm ăn lẩu.

6

7. Cải ngọt

Cải ngọt là loài rau thuộc họ cải, rất dễ ăn và giàu chất dinh dưỡng. Theo Đông y, cải ngọt tính ôn, có công dụng thông lợi trường vị, làm đỡ tức ngực, tiêu thực hạ khí… có thể dùng để chữa các chứng ho, táo bón, ăn nhiều cải ngọt giúp cho việc phòng ngừa bệnh trĩ và ung thư ruột kết. Ăn nhiều rau cải ngọt có tác dụng ngăn ngừa ung thư gan và kết hợp điều trị bệnh ung thư và xơ cứng gan.Cải ngọt được trồng quanh năm, vụ chính là đông xuân, thời gian sinh trưởng 35 – 45 ngày.

Trong 100 g cải có chứa: 1,1 g protein; 0,2 lipit; 2,1 g cacbohidrat; 61 mg canxi; 37 mg photpho; 0,5 mg sắt; 0,01 mg caroten; 0,02 thiamin (B1); 0,04 mg ribopalavin (B2); 0,3 mg niaxin (B3); 20 mg axit ascorbic (C).

Chất dinh dưỡng: Có chất đường, vitamin B1, axít pamic, coban, iot. Rễ và lá có nhiều chất kiềm thúc đẩy sự tiêu hoá, thúc đẩy cơ thể tiếp thu albumin bảo vệ gan, chống mỡ trong gan.Khả năng chế biến các món ăn: Cải ngọt có thể chế biến thành các món ăn như cải ngọt xào thịt, canh cải ngọt nấu tôm, rau cải ngọt luộc chấm xì dầu, cải ngọt xào thịt bò, cải ngọt xào chân gà…, làm lẩu cá, lẩu thịt.

7

8. Cải đắng, cải xanh, cải muối dưa

Cải xanh là loại rau lợi tiểu. Trong y học Đông Phương, người ta cho biết hạt Cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng thông khiếu, an thần, tiêu hoá đờm thấp, tiêu thũng, giảm đau. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng chữa ho hen, làm tan khí trệ, chữa kết hạch, đơn độc sưng tấy.Dưa cải là món ăn thông thường.

Có thể dùng ăn sống chấm với nước thịt kho, cá kho, nước mắm, nấu canh với thịt, với cá, tép, tôm, chưng cá, xắt nhuyễn chưng với trứng vịt, hay kho với lòng lợn, nước tương, kho với thịt vv… Dưa cải có thể muối ăn liền (muối xổi), chọn cây có ngồng, cắt khúc, phơi héo rồi muối trong 1-2 ngày để ăn; hoặc muối dưa để lâu (phải để nguyên cây phơi héo rồi muối vào khạp để ăn trong 2-3 tháng).

Lưu ý khi ăn dưa cải: Trước khi ăn nên rửa, vắt sạch dưa để loại bỏ vi khuẩn, giúp xả bớt vị mặn và vị chua gay gắt trong dưa.

8

Không ăn dưa cải muối quá nhiều, lượng dưa muối ăn vào mỗi lần chỉ nên khoảng 50g và không nên ăn thường xuyên vì trong dưa muối chua có chứa rất nhiều axit oxalic và canxi sẽ gây sỏi thận. Mặt khác vì rất mặn nên ăn nhiều không tốt cho sức khỏe, dễ dẫn đến cao huyết áp.Không ăn dưa muối chưa chín do nó thường chứa nhiều muối nitograt, dễ gây ngộ độc thực phẩm, làm tim mệt, thở dốc, tức ngực. Ngoài ra, hợp chất này khi tích tụ lâu trong cơ thể cũng dễ gây ung thư.

Không nêm bột ngọt vì trong môi trường kiềm, bột ngọt sẽ làm cho mùi vị món ăn giảm đi, còn trong môi trường axit hay nhiệt độ cao, bột ngọt dễ biến thành chất gây hại cho sức khỏe.

>>> Tham khảo thêm: Tác dụng của rau ngải cứu tới bệnh tiền đình

Nguồn: Khoemoivui