Tuy đa số chúng ta đã từng bị đau đầu, nhưng thông thường không phải tấ cả đều phải tìm đến bác sỹ đều điều trị. Vấn đề là, đau đầu cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng hơn. Do đó, khi bị đau đầu kéo dài, bạn nên đế gặp bác sỹ để tìm ra những nguyên nhân gây bệnh. Một số chứng đau đầu nhẹ hơn có thể tự tìm cho mình những biện pháp điều trị tại nhà.
Nguyên nhân gây đau đầu
Nguyên nhân gây nên chứng đau đầu rất phức tạp. Vì vậy có nhiều cách để chúng ta phân loại các cơn đau đầu. Có thể dựa vào quá trình mắc bệnh phân thành đau đầu cấp tính, mãn tính; đựa vào vị trí của điểm đau, phân thành trong não và ngoài não; dựa vào thành phần ác tính, lành tính; dựa vào nguyên nhân gây bệnh, phân thành do mạch máu, do lo nghĩ, do trúng độc, do tâm trạng, do não, do mắt…
Tuy nhiên, tựu chung lại thì có 3 nguyên nhân gây đau đầu chính là:
Những biến đổi trong hộp sọ
Bao gồm những bệnh đau đầu do mạch máo não thường gặp ở người trung niên và người già (như xuất huyết não, thiếu máu não thoáng qua, cao huyết áp…); u não lành tính hay ác tính dẫn đến đau đầu do áp lực trong não tăng cao, đau đầu do viêm não, bệnh động kinh. Các loại bệnh này đều do các bác sỹ khoa thần kinh trực tiếp khám, xét nghiệm và điều trị.
Sự biến đổi mang tính cục bộ
Bao gồm những bệnh đau đầu thường gặp ở tuổi trung niên như bệnh đau thần kinh tam thoa, bệnh thiên đầu thống thường gặp ở mọi lứa tuổi, và những biến hóa cục bộ khác đẫn đến đau đầu (như tai, mắt, mũi, răng, cổ, ngoại thương…). Việc phân biệt và có những biện pháp điều trị dứt điểm do các bác sỹ khoa thần kinh, tâm thần, tai mũi họng… xử lý.
Sự biến đổi toàn thân
Bao gồm các triệu chứng đau đầu do lo lắng, phiền muộn gây ra. Đua đầu do huyết áp tăng đột biến hay hạ đột biến, do mắc các bệnh mãn tính, do thiếu máu…
Theo Tiendinhkhang.com.vn