Tác dụng của rau ngải cứu với người bị bệnh tiền đình

Rau ngải cứu trong đông y là một bài thuốc có tác dụng chữa và điều trị nhiều bệnh, trong đó có cả bệnh rối loạn tiền đình.

tac-dung-chua-benh-cua-ngai-cuu

Tác dụng của rau ngải cứu với người mắc bệnh tiền đình

Cây ngải cứu (rau ngải cứu) có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, thường có mùi thơm nồng và có vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Ngải cứu có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc được sao khô lên làm thuốc. Dù dùng ở bất kì hình thức nào thì cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh.

Như chúng ta đã biết, rối loạn tiền đình chủ yếu gây ra do chứng thiếu máu não, dẫn đến việc cơ quan tiền đình làm việc không hiệu quả. Rau ngải cứu là một trong những loại rau có tác dụng giúp điều hòa và lưu thông máu lên não rất tốt, giúp cho người mắc bệnh tiền đình ổn định được lượng máu lên não.

Không chỉ vậy, ngải cứu còn giúp hạn chế và giảm những biểu hiện của bệnh như đau đầu, chóng mặt, đi không vững vào những lúc làm việc căng thẳng hoặc thay đổi thời tiết.

Tuy nhiên, có một lưu ý rằng với những người bị huyết áp cao, nên sử dụng rau ngải cứu có mức độ vừa phải để tránh tình trạng máu lên não nhiều, gây những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bị rối loạn tiền đình do thiếu máu não

doc-tinh-nguy-hai-it-nguoi-biet-den-cua-rau-ngai-cuu

Một số công dụng khác của rau ngải cứu

Điều kinh: Là công dụng quan trọng nhất, điều trị kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt nhiều, đau bụng kinh (thống kinh).

Cầm máu: Những trường hợp ho ra máu, nôn ra máu, trĩ ra máu và đặc biệt là các trường hợp có thai ra máu thì thường dùng ngải cứu để chữa trị.

Giảm đau:
Dùng trong các trường hợp phong tê thấp, đau nhức xương cơ khớp.

Trị mụn nhọt:
Những trường hợp ngứa, vàng da,.. Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho bạn làn da mịn màng và trắng hồng.

Tuy nhiên, tùy mục đích sử dụng mà cách chế biến ngải cứu khác nhau. Trong trường hợp dùng để điều kinh thì cần phối hợp ngải cứu với các dược liệu khác như ích mẫu,… Nếu dùng để cầm máu thì ngải cứu phải chế biến bằng cách sao đen mới có tác dụng.

Nếu ngải cứu làm mồi trong châm cứu thì chế ngải nhung bằng cách dùng bột lá phơi khô và cuốn thành mồi ngải (mồi ngải trong đông y).

Ngải cứu vừa là cây thuốc, vừa là cây rau có thể ăn hàng ngày. Theo TS Lê Thị Kim Loan – Nguyên Trưởng khoa Bào chế – Viện dược liệu – Bộ Y tế cho biết, tất cả các dược liệu họ cúc đều có tác dụng kháng khuẩn, có tinh dầu… cho nên có tác dụng chữa mụn nhọt rất hiệu quả.

>>> Tham khảo thêm: Người mắc bệnh tiền đình nên ăn gì?

Tiền đình khang (Tổng hợp)